Đại Hàn(韓) Dân Quốc
Hanbok
Tuy nhiên các loại Hanbok theo dòng chảy thời đại đều được xem là trang phục Hanbok dù có sự thay đổi về mặt thiết kế theo dòng chảy thời đại đều được quy là trang phục Hanbok. .Hanbok có nghĩa là “trang phục truyền thống của Hàn Quốc” mà người Hàn Quốc đã mặc từ cách đây rất lâu. Trước đây, người dân Hàn Quốc mặc Hanbok như một loại trang phục thường ngày nên từ “Hanbok” đã không được sử dụng riêng. Tuy nhiên, kể từ khi trang phụctừ nửa sau những năm 1800 khi trang phục phương Tây du nhập vào Hàn Quốc, người ta đã bắt đầu sử dụng từ “Hanbok” từ nửa sau những năm 1800 để phân biệt trang phục truyền thống Hàn Quốc Hanbok với trang phục phương Tây.
Về cơ bản, Hanbok gồm phần áo và váy cho nữ giới, áo và quần cho nam giới. Loại Hanbok được biết đến nhiều trên toàn thế giới hiện nay là loại Hanbok thịnh hành từ thời Joseon.
Cho đến đầu những năm 2000, người ta vẫn chỉ thấy Hanbok trong các sự kiện chính thức như đám cưới. Nhưng sau từ khi Hanbok dần trở nên nổi tiếng hơn thì gần giờ đây, bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh bộ Hanbok đã xuất hiện ở nhiều nơi hơn như cung Gyeongbuk, làng Hanok truyền thống ở Jeonju…
Do sự thay đổi của thời đại, thiết kế của Hanbok không phải lúc nào cũng như giống nhau. Nhưng các loại Hanbok có sự thay đổi về thiết kế theo dòng chảy thời đại đều được quy là trang phục Hanbok.
Hanbok chính là nét đẹp đại diện cho Hàn Quốc, đồng thời cũng là di sản sống, chứa đựng những giá trị lịch sử của Hàn Quốc.
Hanok
Hanok có nghĩa là “nhà Hàn Quốc”
Tương tự như từ Hanbok được sử dụng từ sau khi trang phục phương Tây du nhập vào Hàn Quốc, từ Hanok cũng được ra đời để phân biệt với kiến trúc nhà phương Tây.
Hanok có thể được chia thành các loại: nhà lợp bằng tấm lợp (đá, gỗ), nhà mái rơm, nhà mái ngói. Nhà lợp bằng tấm lợp là nhà được lợp bằng các vật liệu dễ tìm như gỗ hoặc đá. Loại nhà này chủ yếu tập trung ở khu vực đồi núi.
Nhà mái rơm là nhà được lợp bằng rơm rạ, là loại nhà ở tiêu biểu của tầng lớp bình dân ở Hàn Quốc.
Nhà mái ngói là nhà được lợp bằng ngói được nung từ đất sét, là loại nhà ở của giới trung lưu và thượng lưu. Đặc trưng của nhà Hanok là thân thiện với môi trường do được làm từ các vật liệu có thể dễ dàng tìm thấy trong tự nhiên như gỗ, đá, đất…
Đặc biệt, một đặc trưng tiêu biểu nữa của Hanok đó là có thể xây dựng cùng hệ thống sưởi “Ondol”.
Ondol có lịch sử khoảng hơn 2000 năm, có thể tìm thấy dấu tích sử dụng ở khắp nơi trên lãnh thổ Hàn Quốc. Năm 2018, Ondol đã được Hàn Quốc chỉ định là di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia.
Mặc dù các căn chung cư hiện đại ngày nay của Hàn Quốc không sử dụng Ondol nhưng văn hóa Ondol vẫn được duy trì, thể hiện ở việc làm ấm nền nhà bằng nồi hơi hay làm ấm giường ngủ bằng chăn điện hay tấm sưởi bằng nước nóng.
Bạn có thể tham quan làng Hanok Bukchon ở Seoul, làng Hanok Namsan ở Seoul, làng Hanok Jeonju, trong số đó có làng Hanok Yangdong và làng Hanok Hahwa đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Hangeul
Hangeul là di sản tiêu biểu của Hàn Quốc, và là một trong những di sản đang tồn tại của Hàn Quốc.
Hiện nay có khoảng hơn 77 triệu người trên thế giới đang sử dụng tiếng Hàn Quốc, và số người học tiếng Hàn Quốc ngày một tăng cao do sự ảnh hưởng ngày càng lớn của làn sóng Hàn Quốc.
Sau đây là một vài câu tiếng Hàn thường được sử dụng.
< Chào hỏi >
An nhong ha sê yo (Xin chào)
Kam sa he yo (Xin cảm ơn)
Chuê song ham ni ta (Tôi xin lỗi)
Chal ji ne syot na yo? (Bạn có khỏe không?)
Jo nưn bê thư nam eso oạt sưm ni ta (Tôi đến từ Việt Nam)
An nhong ji ga sê yo (Chào anh về nhé)
An nhong hi gyê sê yo (Chào anh (tôi đi đây))
< Hỏi đường >
~ rô ga gô síp pò yo (Tôi muốn đi đến ~)
~ nưn o ti in ga yo? (~ đang ở đâu?)
Chihacholyok, Bosujongnyuchang, Tecxijongnyuchang (Ga tàu điện ngầm, bến xe bus, bến xe taxi)
Ưng cup sil, Biêng uôn (Phòng cấp cứu, bệnh viện)
Kiêng chal so (Đồn cảnh sát)
Hắc kiêu (Trường học)
< Lời khen >
Mát xít so yo (Ngon)
Chal seng gyot so yo (Đẹp trai)
Yê po yo (Đẹp)
Gui yo ua yo (Dễ thương)
Chan o ul lyo yo (Rất hợp với bạn)
Chuê gô ê yo (Bạn giỏi nhất/ Bạn là số một)
<Yêu cầu sự giúp đỡ>
Tồ oa chu sê yo (Xin hãy giúp tôi)
Bê thư na mo /Yongo rô ma re chu sê yo (Xin hãy nói bằng tiếng Việt/ tiếng Anh)
Han cu co chal một the yo (Tôi không giỏi tiếng Hàn Quốc)
I con mu xưn tứt xin ga yo (Câu này nghĩa là gì?)
<Câu dùng khi mua hàng>
Ga kiếc cưn ol ma in ga yo? (Giá bao nhiêu?)
Gye san he chu sê yo (Tôi muốn thanh toán)
Hiên cư mừ rô gyê san hal gê yo (Tôi sẽ thanh toán bằng tiền mặt)
Kha tư rô gyê san hal gê yo (Tôi sẽ thanh toán bằng thẻ)
Món ăn Hàn Quốc
Kimchi
Kimchi là một loại thực phẩm lên men, các loại rau củ như cải thảo, củ cải hay dưa chuột bằng cách ngâm với muối để làm héo, sau đó trộn cùng với các loại gia vị như bột ớt, hành, tỏi.
Ghi chép lâu đời nhất về Kimchi được ghi nhận là khoảng 3000 năm trước, Kimchi được nhắc tới dưới nhiều tên gọi khác nhau như: Jo (菹), Chimchae (沈菜), Dimchae …
Thông qua các ghi chép này, có thể thấy Kimchi đã có vị trí nhất định trong văn hóa của Hàn Quốc từ cách đây rất lâu.
Tùy vào nguyên liệu sử dụng mà Kimchi được chia thành nhiều loại khác nhau như Kimchi cải thảo, Kimchi hành, Kimchi củ cải, Kimchi củ cải nguyên củ… Và tùy vào vùng miền thì vị Kimchi cũng khác nhau.
Trước đây, người Hàn Quốc thường cho Kimchi vào những chiếc vại lớn (vại truyền thống của Hàn Quốc) rồi chôn dưới lòng đất để lên men và bảo quản.
Nhưng ngày nay, tủ lạnh Kimchi ra đời để giúp người dân sống trong các chung cư không có sân vườn có thể bảo quản Kimchi.
Kimjang là việc mọi người trong gia đình và hàng xóm láng giềng cùng quây quần lại với nhau để làm Kimchi với một lượng lớn có thể đủ dùng cho cả 1 năm.
Người dân Hàn Quốc có văn hóa cùng luộc thịt lợn để ăn cùng Kimchi sau khi Kimjang kết thúc, rồi chia cho mỗi nhà phần Kimchi còn lại.
Với văn hóa Kimchi như vậy, năm 2013, Kimchi đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Tương đậu, tương ớt
Tương đậu và tương ớt là món ăn được làm từ Meju (bánh đậu nành khô lên men).
Meju là món ăn được làm từ hạt đậu nành nấu chín, lên men và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
Meju không chỉ là nguyên liệu cơ bản không chỉ của món tương đậu, tương ớt, mà còn của nhiều món ăn Hàn khác như tương ssamjang, nước tương.
Tương đậu được sử dụng để nấu món canh tương đậu, các món ăn phụ làm từ rau; tương ớt được dùng để muối Kimchi, nấu Tteokbokki, cơm trộn, v.v., và cả hai loại tương này cũng được dùng để trộn cùng các loại thực phẩm khác như ớt hay hành tây, v.v. để làm các loại nước chấm hoặc gia vị.
Cơm trộn (Bibimbap)
Bibimbap là từ kết hợp của từ “bibita” (trộn) và từ “bap” (cơm) trong tiếng Hàn. Đây là món ăn có cơm được bày trí thêm thịt, trứngvà các loại rau lên trên rồi trộn cùng với sốt tương ớt Hàn Quốc.
Nói về nguồn gốc của món cơm trộn, có 3 câu chuyện như sau được truyền lại.
- Món cơm trộn bắt nguồn từ văn hóa thờ cúng tổ tiên của Hàn Quốc. Sau khi nghi lễ thờ cúng kết thúc, các món như cá, thịt, rau dùng làm đồ cúng sẽ được dùng để trộn ăn cùng với cơm nên món cơm trộn mới ra đời từ đó.
- Vào ngày 31/12 âm lịch, với quan niệm không thể để thừa đồ ăn sang năm mới nên người Hàn Quốc mới có phong tục trộn cơm cùng với các món ăn còn thừa của năm cũ, và món cơm trộn đã ra đời như vậy.
- Cơm trộn ra đời do khi làm đồng, người nông dân trộn cơm với các món ăn rồi chia nhau cùng ăn.
Cơm trộn được chia thành các loại như cơm trộn rau rừng, cơm trộn thịt sống, cơm trộn thố đá.
Gà hầm sâm (Samgyetang)
Gà hầm sâm được chế biến bằng cách cho các nguyên liệu như gạo nếp, tỏi, táo đỏ, nhân sâm vào bên trong con gà, rồi hầm thật lâu cùng với nước, đặc trưng của món ăn này chính là mùi hương của nhân sâm và vị bùi béo của thịt gà.
Đặc biệt, gà hầm sâm nổi tiếng là món ăn được ăn nhiều vào mùa hè.
Mùa hè Hàn Quốc vô cùng nóng, cái nóng làm giảm cảm giác thèm ăn, dễ bị mất đi khí sắc nên người Hàn Quốc đã duy trì văn hóa ăn gà hầm sâm để bồi bổ sức khỏe vào mùa hè.
Ngày nay, món gà hầm sâm nấu sẵn ra đời để bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng hâm nóng và thưởng thức món gà hầm sâm bổ dưỡng.
Rượu Makgeolli
Makgeolli là món rượu được làm từ ngũ cốc như gạo tẻ, gạo nếp, lúa mạch…
Makgeolli là loại rượu được tầng lớp bình dân ưa chuộng từ ngày xưa, được biết đến như là một loại rượu uống trong bữa ăn khi đi làm đồng.
Vì vậy, ngay cả đến ngày nay, Makgeolli vẫn ghi dấu như là một loại rượu thân thuộc của người Hàn Quốc.
Makgeolli có đặc điểm là khó bảo quản trong thời gian dài do được làm từ ngũ cốc nên cần được uống trong thời gian ngắn.