Du lịch
Đảo Dokdo
Dokdo là hòn đảo nằm ở phía ngoài cùng bên phải trên bản đồ của Hàn Quốc, có lịch sử lâu đời và là một phần lãnh thổ của Hàn Quốc từ thời Shilla.
Dokdo được tạo thành từ đảo Đông, đảo Tây và 89 đảo nhỏ khác. Dokdo đã được công nhận là khu bảo tồn môi trường tự nhiên nhờ môi trường tự nhiên trong lành và sạch sẽ của đảo.
Đảo Đông có ngọn hải đăng và đội biên phòng, đảo Tây có khu nhà ở cho người dân, ngoài ra còn có rất nhiều điểm tham quan trên đảo thể hiện rõ Dokdo thuộc chủ quyền lãnh thổ của Hàn Quốc.
Trước đây, Dokdo không mở cửa cho công chúng do quy định của Luật Bảo vệ Di sản Văn hóa, nhưng kể từ năm 2005, Hàn Quốc đã sửa đổi luật, cho phép 470 khách có thể tham quan đảo cùng một lúc và được giới hạn ở khu vực đảo Đông.
+ Tại sao Dokdo lại quan trọng với Hàn Quốc?
Dokdo, một hòn đảo của Hàn Quốc, đã bị Nhật Bản cưỡng chiếm trong quá khứ và đã được trao trả lại cho Hàn Quốc sau Chiến tranh Thế giới thứ II.
Tuy nhiên, Nhật Bản lại chủ trương Dokdo thuộc lãnh thổ của Nhật Bản và Hàn Quốc đang chiếm giữ bất hợp pháp, và vẫn đang đưa nội dung sai lệch này vào giảng dạy tại trường học cho học sinh.
Dokdo rõ ràng là lãnh thổ của Hàn Quốc và không phải là khu vực tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản.
Dokdo thuộc chủ quyền lãnh thổ của Hàn Quốc, được thể hiện rõ ràng về mặt lịch sử, địa lý và trong luật pháp quốc tế.
“Chúng tôi đang đáp trả một cách kiên quyết và nghiêm khắc trước bất kỳ hành động khiêu khích nào chống lại Dokdo, và chúng tôi sẽ tiếp tục bảo vệ chủ quyền của mình đối với Dokdo.”
Cung điện
Hiện nay ở Seoul còn 4 cung điện, đó là: cung Gyeongbuk (Cảnh Phúc), cung Changdeok (Xương Đức), cung Changgyeong (Xương Khánh), cung Deoksu (Đức Thọ).
Cả 4 cung điện này đều nằm trong khu vực trung tâm thủ đô Seoul, và được chỉ định là quốc bảo và bảo vật quốc gia của Hàn Quốc.
Cung Gyeongbok
Cung Gyeongbok (Cảnh Phúc) là cung điện mà các vị vua chúa dưới thời Joseon sinh sống, được xây dựng lần đầu vào năm 1395 bởi vua Taejo (Thái Tổ) – vị vua đầu tiên của triều đại Joseon.
Tuy nhiên đến năm 1592, cung điện đã biến mất do Chiến tranh Nhật Bản – Triều Tiên, nhưng đã được xây dựng lại vào năm 1867.
Vào thời điểm xây dựng lại vào năm 1867, cung Gyeongbok đã có khoảng 500 tòa nhà, nhưng một phần lớn công trình đã bị phá hủy dưới thời Đế quốc Nhật đô hộ và tiếp tục được xây dựng lại từ năm 1900.
Cổng chính của cung Gyeongbok là cổng Gwanghwamun (Quang Hóa Môn), tòa nhà chính của cung là Điện Geunjeongjeon (Cần Chính Điện), và lầu Gyeonghoeru (Khánh Hội Lâu) là một kiến trúc nổi tiếng trong cung Gyeongbok.
Cung Changdeok
Cung Changgyeong (Xương Khánh) chủ yếu được sử dụng làm không gian sinh hoạt cho các hoàng tộc và hoàng thân quốc thích.
Cũng như cung Gyeongbok, cung Changgyeong cũng đã bị thiêu rụi vào năm 1592 trong cuộc chiến tranh Nhật Bản – Triều Tiên, và đã được xây dựng lại vào năm 1616.
Với vẻ đẹp đó, cung Changdeok là cung điện duy nhất trong số 4 cung điện kể trên được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Công trình chính trong cung Changdeok là Điện Injeongjeon (Nhân Chính Điện), và vườn thượng uyển có tên là Buyongji (Phù Dung Trì).
Cung Changgyeong
Cung Changgyeong (Xương Khánh) chủ yếu được sử dụng làm không gian sinh hoạt cho hoàng tộc và hoàng thân quốc thích.
Cũng như cung Gyeongbok, cung Changgyeong cũng đã bị cháy vào năm 1592 khi xảy ra cuộc chiến tranh Nhật Bản – Triều Tiên, và đã được xây dựng lại vào năm 1616.
Sau đó đến năm 1907, do chịu ảnh hưởng của Nhật Bản, vườn thú và vườn thực vật được xây dựng đã làm cung Changgyeong mất đi dáng vẻ vốn có của một cung điện. Cuối cùng đến năm 1911, cung điện đã được thay đổi mục đích sử dụng thành công viên.
Sau khi Triều Tiên được giải phóng khỏi Nhật Bản vào năm 1945, kể từ năm 1983, cung Changgyeong dần lấy lại dáng vẻ của một cung điện.
Cung Deoksu
Cung Deoksu còn được biết đến với tên gọi Gyeongungung (Cung Khánh Vận), là cung điện từng được sử dụng làm nơi ở của hoàng gia Triều Tiên từ năm 1897 khi Hàn Quốc trở thành Đại Hàn Đế Quốc.
Cuộc chiến tranh Nhật Bản – Triều Tiên đã khiến các cung điện thời bấy giờ bị thiêu rụi nên cung Deoksu đã được sử dụng làm cung điện tạm thời, và đến năm 1611 đã chính thức trở thành cung điện chính.
Sau khi cung Changdeok được xây dựng lại, cung Deoksu đã được sử dụng làm biệt cung. Sau đó đến năm 1897, vua Gojong (Cao Tông) đã sử dụng cung Deoksu làm Hoàng cung của nước Đại Hàn Đế Quốc và tiến hành mở rộng quy mô của cung cho phù hợp với diện mạo của một Hoàng cung.
Sau khi được sử dụng làm Hoàng cung, các công trình theo phong cách phương Tây bắt đầu được xây dựng trong cung Deoksu, tạo nên sự hài hòa về kiến trúc giữa kiến trúc truyền thống và kiến trúc phương Tây.
Tuy nhiên, đến năm 1904, nhiều công trình trong cung đã bị phá hủy do hỏa hoạn, và đến năm 1907, khi vua Gojong thoái vị do Nhật Bản thì tên của cung điện đã được đổi thành Deoksu.
Hiện nay, Chính phủ Hàn Quốc đang tiến hành phục hồi lại kiến trúc của cung Deoksu.
Sông Hán
Sông Hán (còn được gọi là sông Hàn) là con sông lớn nhất Hàn Quốc, ‘Hán’ mang ý nghĩa là ‘rộng, lớn’.
Sông Hán khởi nguồn từ núi Taebeak (Thái Bạch) thuộc tỉnh Gangwon-do, chảy qua thủ đô Seoul và đổ ra biển Tây (Seohae). Sông Hán chia thành phố Seoul thành hai phần, phần phía Bắc gọi là Gangbuk, phần phía Nam gọi là Gangnam.
Từ xa xưa, lịch sử đất nước Hàn Quốc đã phát triển với trung tâm là sông Hán và hiện nay, đây cũng là khu vực trung tâm về chính trị, kinh tế và văn hóa của Hàn Quốc.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, khu vực xung quanh sông Hán đã xuất hiện nhiều khu vui chơi như công viên, khu cắm trại, du thuyền, cùng nhiều lễ hội được tổ chức như lễ hội hoa xuân, lễ hội pháo hoa, v.v., biến nơi đây trở thành một điểm đến yêu thích của đông đảo người dân và khách du lịch
Đảo Jeju
Đảo Jeju là hòn đảo nằm ở vùng biển phía Nam bán đảo Triều Tiên cũng là hòn đảo lớn nhất của Hàn Quốc.
Thời tiết của đảo Jeju tương đối ấm áp nên nơi đây không chỉ là một trong những địa điểm du lịch tiêu biểu nhất của Hàn Quốc, mà còn nổi tiếng là phim trường của những bộ phim truyền hình và MV Kpop đình đám.
Đặc biệt, do đảo Jeju được hình thành từ sự phun trào núi lửa nên ở đây, du khách có thể dễ dàng bắt gặp những bức tường đá và những bức tượng làm từ đá bazan.
Đảo Jeju còn nổi tiếng với nhiều đặc sản như quýt, quýt Hallabong, trà xanh, lợn đen, hải sản, v.v. mang đến cho du khách những trải nghiệm ẩm thực khó quên.
Tứ Đại Môn
Tứ Đại Môn là từ để chỉ 4 cửa thành lớn nhất được xây dựng nhằm bảo vệ khu vực thủ đô Hanyang dưới thời Joseon.
Cửa thành được bố trí ở bốn hướng Đông Tây Nam Bắc, và ngày xưa 4 cửa này được gọi với các tên gọi: Cửa Heunginjimun (Hưng Nhân Chi Môn, tức cửa Dongdaemun ngày nay), cửa Donuimun (Đôn Nghĩa Môn, tức cửa Seodaemun), cửa Sungnyemun (Sùng Lễ Môn, tức cửa Namdaemun) và cửa Sukjeongmun (Túc Tĩnh Môn, tức cửa Bookdaemun).
Ngày nay, chỉ còn các cửa Heung-in-ji-mun, Sung-nye-mun và Suk-jeong-mun là còn giữ nguyên được dáng vẻ ngày xưa. Cửa Heung-in-ji-mun và Suk-jeong-mun được gọi với cái tên Dongdaemun (Đông Đại Môn) và Seodaemun (Tây Đại Môn), nổi tiếng với các khu chợ và trung tâm thương mại.
Viện bảo tàng
Viện bảo tàng tại Hàn Quốc có thể chia thành 3 loại bao gồm bảo tàng quốc gia do nhà nước lập ra, bảo tàng công do các địa phương thành lập và các bảo tàng tư nhân thuộc quản lý của các tổ chức cá nhân.
Trong đó có thể kể tên một số bảo tàng quốc gia tiêu biểu như bảo tàng trung ương, bảo tàng Hangul và bảo tàng lịch sử Hàn Quốc, bảo tàng công tiêu biểu như bảo tàng chiến tranh và bảo tàng tư nhân như bảo tàng bánh Tteok, bảo tàng Kimchi, v.v.
Link trang web các Viện bảo tàng quốc gia Hàn Quốc
gwangju.museum.go.kr / gyeongju.museum.go.kr / gongju.museum.go.kr
gimhae.museum.go.kr / naju.museum.go.kr / daegu.museum.go.kr
buyeo.museum.go.kr / jeonju.museum.go.kr / jeju.museum.go.kr
jinju.museum.go.kr / cheongju.museum.go.kr / chuncheon.museum.go.kr