Di sản
Mộ đá (Dolmen)
Mộ đá là các ngôi mộ được làm bằng cách đặt một tảng đá khác dưới một tảng đá dẹt lớn.
Mộ đá là một di sản quan trọng trong việc nghiên cứu về thời tiền sử.
Bởi vì thông qua các ngôi mộ đá này và những đồ vật được chôn cùng, chúng ta có thể biết về địa vị của người được chôn chất.
Khoảng 60% mộ đá trên thế giới tập trung ở Hàn Quốc, và hầu hết các mộ đá này được tạo ra từ khoảng năm 2000 đến năm 1900 trước Công nguyên.
Đặc biệt, các mộ đá ở Hwasun tỉnh Jeollanam-do, Gochang tỉnh Jeollabuk-do và Ganghwa-do của Incheon đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 2000.
Mộ Muyongchong
Muyongchong là ngôi mộ được tạo nên từ thời Goguryeo thuộc thời kỳ Tam Quốc của Hàn Quốc.
“Muyong” có nghĩa là nhảy múa, “Chong” có nghĩa là ngôi mộ. Lý do mộ có tên gọi này là vì trước mộ có một bức bích họa vẽ 14 người nam nữ đang nhảy múa theo hàng.
Trên ngôi mộ Muyongchong, cũng có bức bích họa (tranh săn bắn) vẽ 4 người đang săn bắn và đây cũng là một trong những di sản văn hóa tiêu biểu của Hàn Quốc.
Muyongchong đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 2004 với tên gọi “Thủ đô và lăng mộ của Vương quốc cổ đại Goguryeo”.
Lư hương bằng đồng mạ vàng thời Baekje
Lư hương bằng đồng mạ vàng thời Baekje được tạo ra ở Baekje – một trong 3 quốc gia thuộc thời kỳ Tam Quốc vào khoảng thế kỷ thứ VII.
Trên lư hương đồng dát vàng có chạm khắc 25 ngọn núi, 37 con vật tưởng tượng bao gồm phượng hoàng, rồng cùng với 17 vị thần, và nó có đặc điểm là được làm một cách khá chân thực.
Ngoài ra, chiếc lư hương này còn thể hiện sự sáng tạo và kỹ năng điêu khắc xuất chúng của những nghệ nhân Baekje thời bấy giờ.
Vương miện thời Silla
Vương miện vàng là vương miện làm bằng nguyên liệu vàng vốn chỉ được sử dụng bởi tầng lớp quý tộc bao gồm cả vua và hoàng hậu.
Thời Tam Quốc có rất nhiều loại vương miện vàng với nhiều hình dạng khác nhau, nhưng vương miện vàng thời Silla đặc biệt nổi tiếng hơn cả.
Trong số đó, chiếc vương miện vàng thể hiện rõ nhất đặc điểm của vương miện Silla là chiếc vương miện vàng được tìm thấy ở ngôi mộ Hwangnamdaechong, và nó cũng là chiếc vương miện lộng lẫy nhất trong số những chiếc vương miện vàng được tìm thấy của thời Silla.
Bản in chữ khắc kim loại Jikji
Jikji là bản in chữ khắc kim loại cổ nhất còn sót lại đến ngày nay, được in tại chùa Heungdeoksa ở Cheongju vào thời Goryeo.
Trước khi Jikji được biết đến, bản in chữ khắc kim loại cổ nhất còn sót lại được biết đến là bản in của Kinh thánh Gutenberg 42 dòng.
Tuy nhiên, khi Tiến sĩ Park Byeong-sun phát hiện ra Jikji tại Thư viện Quốc gia Pháp, Jikji được xem là bản in khắc chữ kim loại cổ nhất còn sót lại đến ngày nay.
Giấy truyền thống Hanji
Hanji có nghĩa là ‘giấy Hàn Quốc’, là một loại giấy truyền thống của Hàn Quốc được làm theo phương thức truyền thống bằng cách sử dụng vỏ cây dướng làm nguyên liệu.
Người Hàn Quốc bắt đầu sử dụng Hanji từ thời Tam Quốc.
Vào thời điểm đó, Hanji nổi tiếng với chất lượng cao, và nhờ đó, hầu hết các di sản tư liệu của Hàn Quốc sử dụng trên Hanji đã và đang được bảo tồn trong tình trạng tốt.
Hanji vẫn được sử dụng cho đến ngày nay và truyền thống đó tiếp tục được duy trì.
Huấn Dân Chính Âm Giải Lệ
Huấn Dân Chính Âm có nghĩa là “âm chuẩn để dạy bách tính”, chính là bộ chữ cái Hangeul được vua Sejong công bố vào tháng 9/1446 âm lịch.
Trong quá khứ, Hàn Quốc sử dụng Hán tự, nhưng Hán tự có nhược điểm là không thể thể hiện hoàn hảo tiếng Hàn được.
Hơn nữa, vì Hán tự rất khó đọc nên nhiều người dân thường không thể đọc được Hán tự và vì vậy bộ chữ cái Huấn Dân Chính Âm đã được tạo ra dành cho tầng lớp này.
Trong số đó, Huấn Dân Chính Âm Giải Lệ là một di sản văn hóa, giải thích cách đọc Huấn Dân Chính Âm và đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1997.